04/10/2024 08:49
Luật pháp quốc tế đã quy định rõ ràng về việc cấm sử dụng vũ lực đe dọa, làm phương hại đến chủ quyền hợp pháp của nước khác. Việc tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam đang đi ngược lại với tinh thần “thượng tôn pháp luật”.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, các chuyên gia về Luật Biển quốc tế đều khẳng định việc tàu Trung Quốc (TQ) tấn công tàu cá của Việt Nam (VN) ở Hoàng Sa hôm 29-9 vừa qua là vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời ảnh hưởng xấu đến tình hình Biển Đông vốn được các nước trong khu vực đang tìm nhiều giải pháp hòa bình để giải quyết.
GS-TS, Đại sứ NGUYỄN HỒNG THAO, Ủy viên Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc:
Trung Quốc vi phạm cùng lúc nhiều quy định pháp luật
Việc tàu TQ trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân VN thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của VN vào ngày 29-9 đã cùng lúc vi phạm nhiều quy tắc ứng xử, quy định của pháp luật quốc tế, tóm gọn thành ba nội dung.
Thứ nhất, TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Nhà nước VN đã thực hiện chiếm hữu thực sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với các quy định của Luật Quốc tế, ít nhất từ thế kỷ 17.
Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế không công nhận việc thụ đắc chủ quyền bằng vũ lực. Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định rõ: “Tất cả quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ… của bất kỳ quốc gia nào”. Việc TQ sử dụng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của VN từ hơn 50 năm trước, không làm mất đi các quyền và lợi ích hợp pháp của VN. VN luôn tuyên bố khẳng định chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mình trên các lãnh thổ bị chiếm đoạt bởi vũ lực và kêu gọi giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Thứ hai, TQ đã vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Điều 301 của UNCLOS quy định “trong việc thực hiện các quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình theo đúng Công ước, các quốc gia thành viên tránh dựa vào việc đe dọa hay sử dụng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của mọi quốc gia”. Điều 73 của UNCLOS hàm ý không được sử dụng các hành vi hình phạt thân thể với các ngư dân, thủy thủ trên các tàu cá, tàu vận tải. Việc các tàu TQ tấn công dã man các ngư dân VN hoạt động đánh bắt cá bình thường trong vùng biển VN không chỉ vi phạm Công ước Luật Biển, pháp luật VN mà còn xâm phạm đến quyền con người được pháp luật quốc tế bảo hộ.
Thứ ba, cách hành xử thô bạo của các tàu TQ với các tàu cá của VN đã đi ngược nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về kiểm soát và quản lý tốt hơn tranh chấp trên biển. Theo đó, “hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực”.
Trong đó, hai nước cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tích cực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên cùng chấp nhận được, phù hợp với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN – TQ”, luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp.
Hai nước cũng thống nhất tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất sớm đạt được Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS… Vì vậy, hai nước cần sớm có các biện pháp cần thiết để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra, không sử dụng bạo lực với các tàu cá, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế và các cam kết như những gì mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã tuyên bố hôm 2-10.
PGS-TS VŨ THANH CA, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo VN:
Tiếp tục chiến thuật “vùng xám”
Việc tàu TQ tấn công tàu cá VN ở Hoàng Sa là một trong những bước đi của TQ nhằm tiếp tục triển khai thực hiện chiến thuật “vùng xám”. Hành vi thô bạo này vi phạm những quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, DOC, đặc biệt là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN – TQ” mới được nhắc gần đây.
Cần nhớ rằng vào tháng 1-2021, TQ đã thông qua Luật Hải cảnh, có hiệu lực từ ngày 1-2-2021 với rất nhiều quy định vi phạm luật pháp quốc tế để làm cơ sở pháp lý thực thi chiến thuật “vùng xám”.
Vụ việc với tàu cá QNg 95739 TS lần này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang có những tiến triển rất tốt đẹp nên đây có thể là một phép thử của TQ. Họ yếu lý trong luận giải về vùng nước thuộc cái mà họ đơn phương gọi là “Tứ Sa” cũng như những “quyền lịch sử” trong phạm vi “đường lưỡi bò” phi pháp ở Biển Đông được xác lập theo “Tứ Sa” nên họ dùng sức mạnh thực hiện những động thái bắt nạt, cưỡng ép, gây căng thẳng cho các quốc gia khác xung quanh Biển Đông nhằm độc chiếm Biển Đông.
Trước tình hình đó, tôi cho rằng VN đã tuân thủ tốt luật pháp quốc tế và với những bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như vùng biển tuyên bố theo UNCLOS 1982, lẽ phải thuộc về VN. Vì vậy, VN cần tiếp tục duy trì việc đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
VN đã và đang mạnh mẽ phản đối những hành động vi phạm luật pháp quốc tế của TQ. Bên cạnh đó, VN cũng cần tăng cường tuyên truyền để các quốc gia và các tổ chức quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, hiểu rõ những vi phạm của TQ và những hành động đúng mực của VN.
Trong khu vực Biển Đông, ASEAN có vai trò quan trọng và do vậy VN cùng các nước ASEAN cần đoàn kết theo tinh thần đồng thuận ASEAN, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp quốc tế, kết hợp đấu tranh chính trị, ngoại giao và pháp lý để tạo sức mạnh mềm bằng sự ủng hộ phải chỉ trong khu vực ASEAN mà trên toàn thế giới nhằm khắc chế sức mạnh cứng mà TQ đang sử dụng.
Chuyên gia Luật Biển quốc tế HOÀNG VIỆT, Trường Đại học Luật TP.HCM:
Dùng vũ lực sẽ cản trở tiến trình đàm phán COC
Trước khi tàu TQ tấn công tàu cá của VN ở quần đảo Hoàng Sa vào cuối tháng 9 vừa qua thì từ năm ngoái, phía Philippines và TQ cũng leo thang căng thẳng ở bãi cạn Scarborough và một số thực thể khác ở Biển Đông. Ví dụ, Manila cáo buộc hải cảnh TQ phun vòi rồng vào tàu chở hàng tiếp tế cho quân đội Philippines vào tháng 11 năm ngoái. Đến đầu tháng 8 vừa qua, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tiếp tục cáo buộc tàu hải cảnh TQ dùng vòi rồng bắn vào các tàu tiếp tế của Philippines ở Biển Đông.
Cũng trong năm nay, Philippines cáo buộc lực lượng hải quân và hải cảnh TQ chiếu tia laser cấp độ quân sự vào cả tàu dân sự, tàu cảnh sát biển Philippines… Không chỉ gây hấn, dùng các biện pháp bạo lực với tàu cá VN, Philippines, khu vực Biển Đông cũng chứng kiến những leo thang căng thẳng giữa TQ với Indonesia, Malaysia…
Các quốc gia ASEAN và TQ từ năm 2002 đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); đồng thời, ASEAN và TQ cũng đang đàm phán để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), vốn bị trì hoãn và kéo dài nhiều năm qua. Một trong những lý do cho sự trì hoãn này chính là việc thiếu kiềm chế, sử dụng các biện pháp mang tính vũ lực như đe dọa, bắt nạt, quấy rối, thậm chí là tấn công tàu cá của các nước như TQ đã làm với các ngư dân Quảng Ngãi vừa rồi.
Biển Đông là một vùng biển giàu tiềm năng, không chỉ tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, các loại hải sản phong phú, mà quan trọng không kém đây còn là vùng biển nhộn nhịp tàu thuyền khắp nơi trên thế giới qua lại, vận chuyển hàng hóa. Đây cũng là nơi tập trung nhiều tuyến cáp ngầm, các hoạt động nghiên cứu khoa học… Nếu bất kỳ nước nào, bao gồm cả TQ, vẫn đơn phương sử dụng bạo lực thì tình hình an ninh cả khu vực này sẽ căng thẳng, nỗi lo không chỉ của người dân, doanh nghiệp của các nước ven biển mà của các quốc gia khác cũng sẽ tăng lên. Hệ lụy là không nước nào có lợi, tiềm năng của Biển Đông cũng khó có thể được khai thác.
Chính vì vậy, tôi cho rằng các quốc gia, nhất là TQ, phải từ bỏ các động thái thô bạo, hung hăng như việc tấn công tàu cá của các nước như vừa qua; tuân thủ tuyệt đối các quy định của UNCLOS trong giải quyết tranh chấp; tăng cường các hoạt động đối thoại, hiểu biết lẫn nhau để không để các vụ việc sử dụng bạo lực tái diễn.•
Hành động của tàu TQ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN
Ngày 2-10, liên quan đến việc tàu TQ trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân VN thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: Hành động nêu trên của lực lượng thực thi pháp luật TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về kiểm soát và quản lý tốt hơn tranh chấp trên biển.
VN hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật TQ đối với ngư dân và tàu cá VN đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của VN, gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân VN.
Bộ Ngoại giao VN đã giao thiệp nghiêm khắc với Đại sứ quán TQ tại Hà Nội, mạnh mẽ phản đối hành động nói trên của lực lượng thực thi pháp luật TQ, yêu cầu TQ tôn trọng đầy đủ chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, khẩn trương điều tra và thông báo kết quả cho phía VN, không tái diễn các hành động tương tự.
NGỌC DIỆP
Kinh tế khó khăn, cần tư duy đổi mới và cách làm mới. Bảo thủ, hay dựa vào quan hệ, chụp giựt, chỉ dựa vào cái đầu của mình sẽ...
Khi hoàn thành, mỗi ngày tổ hợp dự án Thép xanh của Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sản xuất được lượng thép đủ xây 5 cây cầu Long Biên. ...
Hàng nghìn giáo dân ở xóm đạo Tha La đến nghĩa trang thắp nến mộ phần người thân trong ngày lễ Các Đẳng. Từ chiều 1 và rạng sáng 2/11,...
“Nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua một sự điều chỉnh chậm rãi, đau đớn và thê thảm”, một chuyên gia nhận xét… Sau khi Trung Quốc công bố...
Đây là vòng trừng phạt lớn nhất từ trước tới nay đối với hạm đội tàu chở dầu lách lệnh trừng phạt của Nga Theo Oilprice, vào ngày 17/10, Vương...
Là quốc gia xuất khẩu sầu riêng top đầu thế giới, nhưng nhập khẩu sầu riêng trong 8 tháng năm nay tăng đột biến 1.057%, gấp gần 11,6 lần. Báo...
Sau khi cài đặt phần mềm ‘Dịch vụ công’, chụp ảnh căn cước công dân, xác thực khuôn mặt, quét mã QR và vân tay theo hướng dẫn của đối...
Sáng kiến này giúp thúc đẩy tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế Thái Lan đang tăng trưởng chậm hơn hầu hết quốc gia trong khu vực… Chính phủ...
Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, với chiều dài hơn 175km và tổng vốn đầu tư 80.800 tỷ đồng, đã được đề xuất xây dựng nhằm...
Tầm bằng đang ngày càng mất giá khi doanh nghiệp coi trọng kinh nghiệm, kỹ năng hơn bằng cấp. Tờ Business Insider (BI), cô A. Rasberry đã coi việc học...
Theo Morgan Stanley, vị thế thống trị của đồng đô la trong các ngân hàng trung ương và thương mại quốc tế sẽ không bị lu mờ trong một sớm...
Việc CLB HAGL vướng vào tranh chấp pháp lý, đối mặt với án phạt cấm chuyển nhượng của FIFA cho thấy các đội bóng VN vẫn chưa thuộc lòng, nắm...
Trước tình hính kinh tế khó khăn, rất cần các nguồn lực giúp mình vượt khó và tiếp tục phát triển. RAMBON rất vui vì có các doanh nghiệp có...
Điện thoại thông minh là giải pháp giúp cha mẹ nhàn rỗi hơn nhưng lại gây ra những tác hại khôn lường. Trên thực tế, những đứa trẻ thường xuyên...
Một người đàn ông 36 tuổi ở Thái Lan chỉ học hết cấp 2 nhưng vẫn giả làm bác sĩ phẫu thuật kéo dài dương vật trong 20 năm mà...
04/10/2024 08:49
Luật pháp quốc tế đã quy định rõ ràng về việc cấm sử dụng vũ lực đe dọa, làm phương hại đến chủ quyền hợp pháp của nước khác. Việc tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam đang đi ngược lại với tinh thần “thượng tôn pháp luật”.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, các chuyên gia về Luật Biển quốc tế đều khẳng định việc tàu Trung Quốc (TQ) tấn công tàu cá của Việt Nam (VN) ở Hoàng Sa hôm 29-9 vừa qua là vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời ảnh hưởng xấu đến tình hình Biển Đông vốn được các nước trong khu vực đang tìm nhiều giải pháp hòa bình để giải quyết.
GS-TS, Đại sứ NGUYỄN HỒNG THAO, Ủy viên Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc:
Trung Quốc vi phạm cùng lúc nhiều quy định pháp luật
Việc tàu TQ trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân VN thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của VN vào ngày 29-9 đã cùng lúc vi phạm nhiều quy tắc ứng xử, quy định của pháp luật quốc tế, tóm gọn thành ba nội dung.
Thứ nhất, TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Nhà nước VN đã thực hiện chiếm hữu thực sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với các quy định của Luật Quốc tế, ít nhất từ thế kỷ 17.
Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế không công nhận việc thụ đắc chủ quyền bằng vũ lực. Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định rõ: “Tất cả quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ… của bất kỳ quốc gia nào”. Việc TQ sử dụng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của VN từ hơn 50 năm trước, không làm mất đi các quyền và lợi ích hợp pháp của VN. VN luôn tuyên bố khẳng định chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mình trên các lãnh thổ bị chiếm đoạt bởi vũ lực và kêu gọi giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Thứ hai, TQ đã vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Điều 301 của UNCLOS quy định “trong việc thực hiện các quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình theo đúng Công ước, các quốc gia thành viên tránh dựa vào việc đe dọa hay sử dụng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của mọi quốc gia”. Điều 73 của UNCLOS hàm ý không được sử dụng các hành vi hình phạt thân thể với các ngư dân, thủy thủ trên các tàu cá, tàu vận tải. Việc các tàu TQ tấn công dã man các ngư dân VN hoạt động đánh bắt cá bình thường trong vùng biển VN không chỉ vi phạm Công ước Luật Biển, pháp luật VN mà còn xâm phạm đến quyền con người được pháp luật quốc tế bảo hộ.
Thứ ba, cách hành xử thô bạo của các tàu TQ với các tàu cá của VN đã đi ngược nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về kiểm soát và quản lý tốt hơn tranh chấp trên biển. Theo đó, “hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực”.
Trong đó, hai nước cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tích cực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên cùng chấp nhận được, phù hợp với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN – TQ”, luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp.
Hai nước cũng thống nhất tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất sớm đạt được Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS… Vì vậy, hai nước cần sớm có các biện pháp cần thiết để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra, không sử dụng bạo lực với các tàu cá, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế và các cam kết như những gì mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã tuyên bố hôm 2-10.
PGS-TS VŨ THANH CA, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo VN:
Tiếp tục chiến thuật “vùng xám”
Việc tàu TQ tấn công tàu cá VN ở Hoàng Sa là một trong những bước đi của TQ nhằm tiếp tục triển khai thực hiện chiến thuật “vùng xám”. Hành vi thô bạo này vi phạm những quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, DOC, đặc biệt là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN – TQ” mới được nhắc gần đây.
Cần nhớ rằng vào tháng 1-2021, TQ đã thông qua Luật Hải cảnh, có hiệu lực từ ngày 1-2-2021 với rất nhiều quy định vi phạm luật pháp quốc tế để làm cơ sở pháp lý thực thi chiến thuật “vùng xám”.
Vụ việc với tàu cá QNg 95739 TS lần này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang có những tiến triển rất tốt đẹp nên đây có thể là một phép thử của TQ. Họ yếu lý trong luận giải về vùng nước thuộc cái mà họ đơn phương gọi là “Tứ Sa” cũng như những “quyền lịch sử” trong phạm vi “đường lưỡi bò” phi pháp ở Biển Đông được xác lập theo “Tứ Sa” nên họ dùng sức mạnh thực hiện những động thái bắt nạt, cưỡng ép, gây căng thẳng cho các quốc gia khác xung quanh Biển Đông nhằm độc chiếm Biển Đông.
Trước tình hình đó, tôi cho rằng VN đã tuân thủ tốt luật pháp quốc tế và với những bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như vùng biển tuyên bố theo UNCLOS 1982, lẽ phải thuộc về VN. Vì vậy, VN cần tiếp tục duy trì việc đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
VN đã và đang mạnh mẽ phản đối những hành động vi phạm luật pháp quốc tế của TQ. Bên cạnh đó, VN cũng cần tăng cường tuyên truyền để các quốc gia và các tổ chức quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, hiểu rõ những vi phạm của TQ và những hành động đúng mực của VN.
Trong khu vực Biển Đông, ASEAN có vai trò quan trọng và do vậy VN cùng các nước ASEAN cần đoàn kết theo tinh thần đồng thuận ASEAN, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp quốc tế, kết hợp đấu tranh chính trị, ngoại giao và pháp lý để tạo sức mạnh mềm bằng sự ủng hộ phải chỉ trong khu vực ASEAN mà trên toàn thế giới nhằm khắc chế sức mạnh cứng mà TQ đang sử dụng.
Chuyên gia Luật Biển quốc tế HOÀNG VIỆT, Trường Đại học Luật TP.HCM:
Dùng vũ lực sẽ cản trở tiến trình đàm phán COC
Trước khi tàu TQ tấn công tàu cá của VN ở quần đảo Hoàng Sa vào cuối tháng 9 vừa qua thì từ năm ngoái, phía Philippines và TQ cũng leo thang căng thẳng ở bãi cạn Scarborough và một số thực thể khác ở Biển Đông. Ví dụ, Manila cáo buộc hải cảnh TQ phun vòi rồng vào tàu chở hàng tiếp tế cho quân đội Philippines vào tháng 11 năm ngoái. Đến đầu tháng 8 vừa qua, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tiếp tục cáo buộc tàu hải cảnh TQ dùng vòi rồng bắn vào các tàu tiếp tế của Philippines ở Biển Đông.
Cũng trong năm nay, Philippines cáo buộc lực lượng hải quân và hải cảnh TQ chiếu tia laser cấp độ quân sự vào cả tàu dân sự, tàu cảnh sát biển Philippines… Không chỉ gây hấn, dùng các biện pháp bạo lực với tàu cá VN, Philippines, khu vực Biển Đông cũng chứng kiến những leo thang căng thẳng giữa TQ với Indonesia, Malaysia…
Các quốc gia ASEAN và TQ từ năm 2002 đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); đồng thời, ASEAN và TQ cũng đang đàm phán để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), vốn bị trì hoãn và kéo dài nhiều năm qua. Một trong những lý do cho sự trì hoãn này chính là việc thiếu kiềm chế, sử dụng các biện pháp mang tính vũ lực như đe dọa, bắt nạt, quấy rối, thậm chí là tấn công tàu cá của các nước như TQ đã làm với các ngư dân Quảng Ngãi vừa rồi.
Biển Đông là một vùng biển giàu tiềm năng, không chỉ tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, các loại hải sản phong phú, mà quan trọng không kém đây còn là vùng biển nhộn nhịp tàu thuyền khắp nơi trên thế giới qua lại, vận chuyển hàng hóa. Đây cũng là nơi tập trung nhiều tuyến cáp ngầm, các hoạt động nghiên cứu khoa học… Nếu bất kỳ nước nào, bao gồm cả TQ, vẫn đơn phương sử dụng bạo lực thì tình hình an ninh cả khu vực này sẽ căng thẳng, nỗi lo không chỉ của người dân, doanh nghiệp của các nước ven biển mà của các quốc gia khác cũng sẽ tăng lên. Hệ lụy là không nước nào có lợi, tiềm năng của Biển Đông cũng khó có thể được khai thác.
Chính vì vậy, tôi cho rằng các quốc gia, nhất là TQ, phải từ bỏ các động thái thô bạo, hung hăng như việc tấn công tàu cá của các nước như vừa qua; tuân thủ tuyệt đối các quy định của UNCLOS trong giải quyết tranh chấp; tăng cường các hoạt động đối thoại, hiểu biết lẫn nhau để không để các vụ việc sử dụng bạo lực tái diễn.•
Hành động của tàu TQ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN
Ngày 2-10, liên quan đến việc tàu TQ trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân VN thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: Hành động nêu trên của lực lượng thực thi pháp luật TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về kiểm soát và quản lý tốt hơn tranh chấp trên biển.
VN hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật TQ đối với ngư dân và tàu cá VN đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của VN, gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân VN.
Bộ Ngoại giao VN đã giao thiệp nghiêm khắc với Đại sứ quán TQ tại Hà Nội, mạnh mẽ phản đối hành động nói trên của lực lượng thực thi pháp luật TQ, yêu cầu TQ tôn trọng đầy đủ chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, khẩn trương điều tra và thông báo kết quả cho phía VN, không tái diễn các hành động tương tự.
NGỌC DIỆP